5 SAI LẦM NHÀ LÃNH ĐẠO GIỎI NÊN TRÁNH

Để trở thành người đứng đầu giỏi, các vị cấp cao nên tránh đi 5 sai lầm nhà lãnh đạo dưới đây để giúp bạn giữ vững vị trí cao hoặc dễ dàng vương đến vị trí trưởng phòng, giám đốc trong tương lai.

1. ĐỂ TÌNH CẢM CÁ NHÂN XEN VÀO CÔNG VIỆC

Không ai sống mà không có cảm xúc, cũng không ai nên chối bỏ cảm xúc của mình.  Tuy nhiên với vai trò “người đứng đầu” bạn không thể phạm phải sai lầm nhà lãnh đạo này được, bạn không nên để những phán đoán, nhận định, cảm xúc chủ quan của bản thân xen vào công việc.

Để trở thành một nhà lãnh đạo chuyên nghiệp, bạn hãy học cách điều chỉnh cảm xúc, công tư phân minh, sẽ giúp bạn sáng suốt hơn khi giải quyết các công việc chung và không gây ra cảm xúc bất công đối với các nhân viên khác.

2. SAI LẦM NHÀ LÃNH ĐẠO: ÔM ĐỒM QUÁ NHIỀU VIỆC

Vai trò của lãnh đạo là người có tầm nhìn bao quát, họ có trách nhiệm định hướng chiến lược và kế hoạch hoạt động của phòng ban, công ty trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Họ có quyền chỉ đạo, giám sát và kiểm tra việc thực thi của nhân viên nhằm đảm bảo mọi công việc được hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng.

Quản lý tài chính cho nhà lãnh đạo

Vì một cá nhân sẽ không bao giờ đủ thời gian để làm hết mọi thứ. Người lãnh đạo nên hiểu rõ vai trò của mình là người quản trị nhân viên, cần phân công rõ ràng các công việc cho nhân viên chứ không phải ôm đồm quá nhiều việc. Hãy tập trung làm việc cùng nhau và đảm bảo bộ máy doanh nghiệp hoạt động hoàn hảo nhất có thể.

3. CAN THIỆP QUÁ NHIỀU VÀO CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN

Sai lầm nhà lãnh đạo nào cũng sẽ mắc phải chính là thói quen tham gia quá nhiều vào các nhiệm vụ chuyên môn của nhân viên. Khi phân công công việc cho một người nghĩa là bạn trao quyền cho người đó, vì vậy bạn hãy tin tưởng và để cho phát huy khả năng của bản thân. Khi đó họ sẽ cống hiến hết mình vì công việc và mang lại những kết quả tốt nhất.

Việc của bạn là giám sát tổng thể công việc của bộ phận mà mình quản lý, nếu họ làm sai bạn hãy tìm cách nhắc nhở, chứ đừng đụng tay vào việc họ đang làm vì sẽ dễ gây ra mất thiện cảm giữa sếp và nhân viên. Hãy nhắc nhở việc sai của họ một cách tế nhị và để cho nhân viên có không gian riêng để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

4. PHỦ NHẬN CÔNG SỨC CỦA CẤP DƯỚI

Đôi khi sự công nhận công sức trước tập thể có giá trị lớn hơn cả vật chất của mỗi nhân viên. Khi họ làm tốt công việc, người lãnh đạo nên có lời khen, phần thưởng dành cho nhân viên để khích lệ tinh thần của họ. Đừng sợ nhân viên vì những lời khen của cấp trên mà sẽ ỷ lại và không làm tốt công việc.

Văn hóa kinh doanh và đạo đức doanh nhân trong tương lai

Nhà lãnh đạo dù có chuyên môn giỏi như thế nào, một người quản lý không biết cách trọng dụng người tài, trốn tránh trách nhiệm sẽ khiến công ty mất đi người giỏi vào tay đối thủ. Không những thế, bản thân người lãnh đạo đó cũng không thể khiến mọi người nể phục mà đi theo. Vì một khi không được nhìn nhận công tâm thì nhân viên sẽ mất hẳn động lực làm việc, không sớm thì muộn họ cũng sẽ rời đi.

5. THẤT HỨA VỚI NHÂN VIÊN

Các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Florida – Mỹ có một cuộc khảo sát trên một nhóm người vừa mới nghỉ việc. Kết quả cho thấy, một trong những nguyên nhân chính khiến nhân viên nghỉ việc đó là do người quản lý thất hứa.

Điều đó cho thấy lời hứa của lãnh đạo dù rất nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn với nhân viên. Niềm tin của nhân viên sẽ bị suy giảm rất nhiều khi người sếp không thực hiện đúng những điều họ đã từng cam kết với nhân viên của mình. Dù vô tình hay cố ý thì thất hứa là một lỗi mà người làm lãnh đạo cần tuyệt đối tránh phạm phải nếu không muốn uy tín của mình bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng.

Một nhà lãnh đạo giỏi cần rất nhiều kiến thức chuyên môn, kỹ năng giỏi. Và tìm đâu xa xôi, hãy tham gia ngay khóa học MBA, khóa học có hàng nghìn trưởng phòng, giám đốc. Chủ tịch theo học và đã thành công.